Những lời khuyên cho lãnh đạo thành công

Pastor-Rick-RennerKhi bạn tìm kiếm một người nào để cùng với họ bạn có thể làm được cho Chúa một điều gì đó thật vĩ đại, một điều gì đó rung chuyển tận đáy địa ngục, thì hãy lưu ý rằng đây không phải là việc dành cho kẻ yếu tinh thần.
“Vì con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài” - 2 Sử ký 16:9


Làm người lãnh đạo có nghĩa là hy sinh những quyền lợi và mong muốn của riêng mình.
(“Nếu ai muốn theo ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta.” - Mác 8:34)

Đừng có nắm giữ quá khứ, vì Chúa đã bỏ nó đi rồi.
“Hỡi Anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước,” (Phi-líp 3:13)

Nếu bạn đã cắm rễ trong Giê-xu Christ, bạn sẽ đứng vững qua mọi thời tiết xấu, chẳng đổ gục trước áp lực của cuồng phong. Và khi mây đen tan đi, sẽ bắt đầu một giai đoạn tốt đẹp, phong phú và thành công nhất trong đời bạn, trong chức vụ hầu việc hoặc tổ chức của bạn.
(“hãy châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững” – Cô-lô-se 2:7)

Đức Chúa Trời sẽ không làm bất cứ gì trong đời bạn ngày hôm nay, nếu bạn còn đang sống trong ngày hôm qua.
(“Đừng nhớ lại sự đã qua, và chớ nghĩ đến sự đời trước.” – Ê-sai 43:18)

Bài kiểm tra lớn nhất cho bạn chính là phản ứng của bạn về những thiếu sót và sai lầm của người lãnh đạo của mình. Nếu bạn đoán xét ông ta vì những sai lầm đó, thì chính bạn chưa sẵn sàng để thành người lãnh đạo.
(“Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài, Khác nào cha thương xót con cái mình vậy. Vì Ngài biết chúng tôi nắn nên bởi giống gì, Ngài nhớ lại rằng chúng tôi bằng bụi đất.” – Thi thiên 103:13-14)

Hãy cảm ơn Chúa vì người ta không thăng tiến cho bạn nhanh chóng như bạn mong muốn. Vì nếu bạn không có đủ kinh nghiệm, sự khôn ngoan và nền tảng vững chắc, thì bạn sẽ không đứng nổi trước những khó khăn mà nhất định sẽ đến cùng với sự thăng tiến.
(“Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài” – Phi-líp 2:13)

Nhiệm vụ khó nhất đối với người lãnh đạo, đó là không dựa vào những gì mắt thấy.
(“Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng.” – 1 Sa-mu-ên 16:7)

Hãy thôi cư xử như người ăn xin, đừng nài nỉ ai đó lắng nghe ý kiến của bạn nữa. Bạn cần phải tôn trọng chính bản thân mình, và những người dưới bạn sẽ tôn trọng bạn nhiều hơn.
(“Đừng cho chó những đồ thánh, và đừng quăng hột trai mình trước mặt heo” – Ma-thi-ơ 7:6)

 

Nếu tâm trí của bạn quá bận rộn đến nỗi bạn không nghe thấy những gì người lãnh đạo mình nói, thì bạn sẽ bỏ sót điều gì đó quan trọng và sẽ phạm nhiều sai lầm khi đi làm nhiệm vụ ông ta trao. Nếu bạn muốn đáp lại sự trông cậy từ phía người lãnh đạo, bạn phải hiểu thật rõ những gì ông yêu cầu bạn.
(“Các ngươi có mắt mà sao không thấy? Có tai mà sao không nghe? Các ngươi lại không nhớ hay sao?” Mác 8:18)

Nếu chúng ta xây chậm rãi và chắc chắn dựa trên những nguyên tắc của Lời Chúa, thì kết quả công việc của chúng ta sẽ chịu được cả qua bão táp cuồng phong.
(“Kẻ ấy giống như một người kia cất nhà, đào đất cho sâu, xây nền trên vầng đá: nước tràn lan, dòng nước chảy mạnh xô vào nhà đó, nhưng không xô động được, vì đã cất chắc chắn.” – Lu-ca 16:48)

Rất ít khi thành công đến ngay lập tức. Thành công nhanh chóng – đó cũng là thành công ngắn ngủi, bởi vì qua một khoảng thời gian ngắn con người chưa đủ kinh nghiệm và chưa có khả năng giữ được những gì mình đã có được. (“... và vì không có rễ, nên phải héo” – Ma-thi-ơ 13:6)

Bạn có biết người nào vốn lười nhác, nhưng tính lười nhác không cản trở họ đạt thành công trong cuộc sống không?
(“nếu ai không khứng làm việc, thì cũng không nên ăn nữa” – Tê-sa-lô-ni-ca 3:10)

Thật vui sướng biết chừng nào khi thấy những thay đổi tốt đẹp trong đời sống mình! Con đường dẫn đến sự thay đổi thường lâu dài và khó khăn, nhưng khi sự thay đổi đến, bạn sẽ cảm tạ Chúa vì Ngài đã thêm sức cho bạn để bạn không dừng lại nửa chừng.
(“Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy” – Hê-bơ-rơ 12:11)

Biết được giới hạn của những cơ hội và khả năng của bản thân cũng không kém phần quan trọng như việc biết được những tiềm năng bản thân.
(“Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng [về bản thân] cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường” – Rô-ma 12:3)

Nói rằng bạn sẵn sàng hy sinh tất cả những gì mình có vì Chúa thì rất dễ, chừng nào Ngài chưa yêu cầu bạn làm điều đó.
(“Đức Chúa Jêsus nghe vậy, bèn phán rằng: Còn thiếu cho ngươi một điều; hãy bán hết gia tài mình, phân phát cho kẻ nghèo, thì ngươi sẽ có của cải ở trên trời; bấy giờ hãy đến mà theo ta.” – Lu-ca 18:22)

Có thể sẽ xảy ra rằng nhờ những tính cách mà bạn nghĩ rằng chúng khiến bạn không có khả năng hầu việc Chúa được, thì trong cả đám đông Chúa sẽ chọn chính bạn.
(“Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để làm hổ thẹn những sự mạnh” – 2 Cô-rinh-tô 1:27)

 

Hãy chú ý đến những người đã bằng hành động chứng tỏ lòng trung thành, quyết tâm cùng làm việc với bạn, kiên quyết không lùi bước trước khó khăn và nhất định không chịu đầu hàng. Chẳng lẽ những người đó không đủ phẩm chất để bạn mong muốn thấy họ trong đội ngũ lãnh đạo của mình?
(“Nhưng anh em đã biết sự trung tín từng trải của người [Ti-mô-thê]; và biết người là trung thành với tôi về việc Tin Lành, như con ở với cha vậy” – Phi-líp 2:22)

Đức Chúa Trời chỉ tin tưởng trao quyền phép và năng lực cho những người nào bằng hành động đã chứng tỏ lòng trung thành của mình.
(“Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều” – Ma-thi-ơ 25:21)

Cai trị tính xác thịt của bản thân – chẳng khác gì dạy một đứa trẻ: xác thịt cần phải chế ngự, sửa trị, dạy cho biết nghe lời, cho dù nó có muốn làm điều gì theo ý riêng của mình nữa. Đây là một quá trình đau đớn, nhưng phần thưởng thì rất lớn.
(“Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó” – Rô-ma 6:12)

Khả năng của một con người là quan trọng, nhưng trong mắt mình bạn đừng để nó cân nặng hơn những phẩm chất tính cách của anh ta, bởi vì chúng cũng quan trọng không kém.
(“Ấy vậy, các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được” – Ma-thi-ơ 7:20)

Đừng chán nản khi phát hiện ra những điểm yếu trong tính cách của thành viên này hoặc thành viên kia trong đội ngũ của mình. Hãy nhớ rằng họ chắc là cũng để ý thấy một vài điểm yếu nào đó của bạn.
(“Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét.” – Ma-thi-ơ 7:1)

T.Q.H dịch từ bản tiếng Nga



© 1999-2017 Tinlanh.Ru